4 điều bạn cần biết về loạn thị ở trẻ em
Loạn thị là một tật khúc xạ rất phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng đó. Và đây cũng là một bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới suy giảm thị lực thậm chí là mù lòa. Vì vậy mà hiểu biết về những kiến thức liên quan đến loạn thị ở trẻ em là rất cần thiết.
Bệnh loạn thị ở trẻ em là bệnh gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt. Thường xảy ra khi hình sau khi đi qua mắt không thể hội tự thành một điểm tại võng mạc. Làm hình ảnh bị mờ, méo mó.

Nguyên nhân chủ yếu gây loạn thị ở trẻ em là do sự biến dạng làm mất đi độ cong hoàn hảo của giác mạc. Giác mạc là bộ phận rất quan trọng của mắt, nó cho ánh sáng đi qua và giúp hội tự ánh sáng tại một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên ở trẻ bị loạn thị thì ánh sáng sẽ hội tự thành nhiều điểm trên giác mạc, làm hình ảnh nhòe, mờ. Nguyên nhân làm biến dạng giác mạc có thể do di truyền, dinh dưỡng thiếu vitamin, thói quen,….
Biếu hiện của loạn thị ở trẻ em
Một số biểu hiện khi trẻ mắc loạn thị như sau:
- Mắt nhìn bị mờ cả xa lẫn gần. Hình ảnh bị méo mó, nhòe.
- Nhìn phải nheo mắt. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
- Mắt hay bị kích thích, chảy nước mắt.
- Nhức đầu và mỏi mắt nhất là vùng trán và thái dương.
- Nhìn từ một vậy có thể thành 2 hay 3 bóng mờ.
- Trẻ không thể tập trung được trong thời gian dài.
Loạn thị là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ trước 5 tuổi mà không điều chỉnh được bệnh thì có thể gây ra nhược thị. Vì vậy phụ huynh cần chú ý con em mình khi gặp những dấu hiệu này nên đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa loạn thị
Dưới đây là một số cách phòng ngừa ba mẹ có thể áp dụng cho trẻ để phòng tránh. Cụ thể:
- Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi ngồi học (lưng thẳng, mắt cách mặt khoảng 30 cm).
- Nên cân bằng thời gian học tập và giải trí ngoài trời.
- Phòng học, nơi học của bé cần đủ ánh sáng. Bàn ghế phù hợp.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho mắt. Đặc biệt là bổ sung vitamin A trong mỗi bữa ăn.
Bổ sung vitamin A - Nên cho trẻ khám định kỳ thị lực để phát hiện kịp thời.
- Không nên cho trẻ xem tivi, chơi game quá 2 giờ liên tục.
Cách điều trị loạn thị
Vậy khi trẻ bị loạn thị thì điều trị bằng cách nào. Hiện nay có một số phương pháp điều trị như sau:
Đeo kính thuốc
Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả, không để lại biến chứng. Trẻ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và lựa chọn kính phù hợp. Có nhiều loại kính như kính có gọng, kính áp tròng. Việc lựa chọn kính sẽ tùy thuộc và tình trạng của từng trẻ.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp dùng cho trường hợp nặng hoặc đeo kính không hiệu quả. Phương pháo này sẽ sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Một số phương pháp phổ biến như: thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).
Dù là cách điều trị nào đi nữa thì phòng bệnh vẫn là cách an toàn, hiệu quả nhất đối với trẻ. Vì vậy phụ huynh nên chú ý phòng tránh cho con. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn!
Được đóng lại.