4 điều bạn nên biết về loạn thị bẩm sinh

Loạn thị bẩm sinh là một trong những tật khúc xạ có thể gặp ở trẻ. Bệnh có thể gây suy giảm thị lực, khó khăn trong sinh hoạt cho trẻ. Vì vậy việc trang bị một số kiến thức liên quan sẽ giúp bạn bảo vệ trẻ tốt hơn.

Loạn thị bẩm sinh là bệnh gì?

Bệnh loạn thị bẩm sinh là từ khi khi sinh ra trẻ có thể bị tổn thương cấu trúc và hình dạng của nhãn cầu. Nhãn cầu bình thường sẽ có hình dạng như một trái bóng tròn trịa. Ánh sáng từ ngoài chiếu vào sẽ đi qua giác mạc có độ cong hoàn hảo và hội tụ tại võng mạc. Từ đó mà chúng ta có thể nhìn rõ những vật xung quanh. Tuy nhiên đối với loạn thị bẩm sinh thì giác mạc sẽ không cong đều mà cong bất thường. Khi đó các tia sáng đi vào mắt sẽ không hội tụ tại một điểm mà thành nhiều điểm trên võng mạc. Hình ảnh sẽ bị mờ, méo mó.

Nguyên nhân gây loạn thị bẩm sinh

Hầu hết chúng ta sinh ra đều gặp loạn thị. Nguyên nhân chính xác của bệnh này đến nay vẫn chưa thể tìm ra chính xác. Một số nguyên nhân có thể do sau chấn thương mắt, mắc các bệnh về mắt, hay sau phẫu thuật. Còn có một số giả thuyết khác nhưng điều chưa cho kết quả chính xác.

Triệu chứng loạn thị

  • Mắt nhìn bị mờ cả xa lẫn gần. Hình ảnh bị méo mó, nhòe.
  • Nhìn phải nheo mắt. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
  • Mắt hay bị kích thích, chảy nước mắt
  • Nhức đầu và mỏi mắt nhất là vùng trán và thái dương.
  • Nhìn từ một vậy có thể thành 2 hay 3 bóng mờ.

    Nhìn thành 2, 3 bóng mờ
    Nhìn thành 2, 3 bóng mờ
  • Trẻ không thể tập trung được trong thời gian dài.

Khi xuất hiện một trong số những triệu chứng này bố mẹ cần cho bé đi kiểm tra ngay để phát hiện bệnh kịp thời.

Chẩn đoán loạn thị

Một số bước để tiến hành chẩn đoán loạn thị như sau:

Kiểm tra thị lực

Sẽ kiểm tra bằng khả năng nhìn thấy các con chữ ở khoảng cách 6m. Nếu thị lực đạt 20/20 có nghĩa  là bé có thể nhìn thấy những vật cách xa 6m như mắt thường. Nếu thị lực của bé là 20/80 thì bé có thể nhìn thấy rõ vật cách 6m khi người bình thường đứng cách xa 24m.

Đo khúc xạ ở loạn thị bẩm sinh

Bác sĩ sẽ cho trẻ đeo kính lớn trước mặt. Bé sẽ nhìn qua kính và sẽ xác định kính nào đeo rõ nhất. Đây là cách để bác sĩ lựa chọn loại kính cho bé. Có một số loại như kính có gọng, kính áp tròng. Hoặc cũng có thể dùng phương pháp soi đáy mắt để kiểm tra.

Đo khúc xạ cho trẻ
Đo khúc xạ cho trẻ

Kiểm tra với máy Keratometry

Phương pháp này dùng để đo độ cong ở trung tâm giác mạc, xác định độ cong lớn và nhỏ nhất. Phương pháp này giúp bác sĩ biết được hình dạng giác mạc cũng như mức độ tập trung của chúng. Đồng thời  xác định độ của kính sát tròng và kiểm tra giác mạc sau khi phẫu thuật.

Kiểm tra hình dạng giác mạc

Cách này cho ra thông tin cụ thể nhất về hình dạng giác mạc của mắt trẻ. Từ đó sẽ đưa ra phương án phẫu thuật đối với mắt loạn thị. Hơn thế, kết quả này còn dùng để chọn kính hoặc chẩn đoán chứng loạn dưỡng giác mạc – một bệnh lý dễ gây loạn thị.

Cách điều trị loạn thị

Thông thường các trường hợp bị loạn thị đều có thể điều tiết được bằng việc đeo kính. Tuy nhiên một số trường hợp lại không hiệu quả vì vậy mà sẽ dùng đến phẫu thuật. Cụ thể:

Đeo kính thuốc điều tiết

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bé nên dùng loại kính nào là phù hợp nhất. Có thể dùng kính áp tròng mềm toric. Kính này giúp điều chỉnh ánh sáng đi tới giác mạc sao cho mắt trẻ nhìn rõ được. Trường hợp nặng hơn bé có thể dùng kính áp tròng cứng thông khí.

Đeo kính thuốc để điều trị
Đeo kính thuốc để điều trị

Phẫu thuật loạn thị bẩm sinh

Đây là phương pháp dùng cho trường hợp nặng hoặc đeo kính không hiệu quả. Phương pháo này sẽ sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. được áp dụng với trẻ có hai mắt không vấn đề gì về võng mạc hay sẹo võng mạc. Một số phương pháp phổ biến như: thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).

Được đóng lại.