Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Có thể gây mù không?
Hàng triệu người trên thế giới bị mù lòa và thị lực thấp. Mà nguyên nhân gây hàng đầu gây ra tình trạng mù lòa là những bệnh lý về mắt nguy hiểm. Vậy tăng nhãn áp có phải là một bệnh lý về mắt nguy hiểm không?
Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Đây là bệnh lý về mắt nguy hiểm bên cạnh đục thủy tinh thể. Là một trong những nguyên nhân dẫn tới mù lòa hàng đầu. Chính vì vậy mà tăng nhãn áp là bệnh rất nguy hiểm. Thống kê đã cho thấy rằng tăng nhãn đã làm cho hơn 60 triệu người bị suy giảm thị lực trọng đó có hơn 4,5 triệu người bì mù lòa.

Cũng có một nghiên cứu đã công bố rằng trong 10 người thì sẽ có tới 4 người bị tăng nhãn áp góc mở dẫn tới mù một mắt và 1 người bị mù cả hai mắt. Nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh để càng lâu thì càng dễ dẫn tới mù lòa. Tuy nhiên bệnh lý này lại diễn ra âm thầm, người bệnh không hề biết mình mắc bệnh để điều trị kịp thời. Vậy mà tình trạng mù lòa xuất phát từ nguyên nhân tăng nhãn áp ngày càng tăng cao.
Một số triệu chứng tăng nhãn áp
Để xác định bệnh tăng nhãn áp bạn cần chú ý một số dấu hiệu sau:
Tăng nhãn áp góc mở
- Dần bị mất đi thị lực ngoại vi, thông thường là ở cả hai mắt.
- Giai đoạn nặng hơn sẽ bị mất tầm nhìn.
Đối với tăng nhãn áp góc đóng
- Đau ở mắt rất nặng, kèm theo là buồn nôn và nôn.
- Xuất hiện quầng quanh đèn.
- Đỏ mắt.
- Mờ mắt.
Các biến chứng do tăng nhãn áp gây ra
Nếu không được điều trị kịp thời tăng nhãn áp có thể gây ra một số biến chứng như sau:
- Hình thành các điểm mù trong tầm ngoại vi.
- Mù lòa.
- Có tình trạng đường hầm tầm nhìn.
- Biện pháp bảo vệ mắt khi mắc tăng nhãn áp
Khi bị tăng nhãn áp bạn nên bổ sung 75 – 150 mg chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid mỗi ngày trong 1 – 2 tháng để giảm bớt đáng kể tổn thương thị giác. Từ đó hạn chế được tối đa nguy cơ giảm hoặc mất thị lực (mù lòa).
Phương pháp điều trị
Khi điều trị tăng nhãn áp ta cần đạt được mục tiêu giảm áp lực nội nhãn bằng cách cải thiện dòng chảy dịch nước, giảm việc sản xuất dịch nước, hoặc cả hai. Tăng nhãn áp không thể điều trị khỏi được, tuy nhiên việc kiểm tra và điều trị sẽ ngăn ngừa việc mất thị giác. Hoặc nếu mất thị giác đã xảy ra thì việc chữa trị sẽ làm chậm hay ngăn chặn Một số phương pháo điều trị như sau
Nhỏ thuốc mắt
Đây là biện pháp đầu tiên trong điều trị. Khi sử dụng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng. Bởi nếu sử dụng quá liều có thể gây tổn thương thần kinh thị giác hay thậm chí là tệ hơn. Thời gian giữa các lần nhỏ mắt cũng rất quan trọng, bạn nên chú ý.

Một số loại thuốc nhỏ mắt thường được dùng như: latanoprost (Xalatan) và bimatoprost (Lumigan), Beta blockers, Alpha-agonist,…
Thuốc uống
Nếu việc sử dụng thuốc nhỏ không đạt kết quả như mong muốn thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc đường uống. Thông thường sẽ là chết ức chế carbonic anhydrase. Để giảm tác dụng phụ nên uống trong bữa ăn.
Tác dụng ban đầu của thuốc đó là gây đi tiểu thường xuyên và cảm giác ngứa ran ở ngón tay và ngón chân. Sau vài ngày, những triệu chứng này sẽ mất đi. Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm: phát ban, trầm cảm, mệt mỏi, sỏi thận, hôn mê, đau bụng, hương vị kim loại trong đồ uống có ga, bất lực và giảm cân.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp sau cùng khi hai phương pháp trên không đạt kết quả tốt. Tuy nhiên sau phẫu thuật bệnh nhân có thể xảy ra biến chứng như: nhiễm trùng, chảy máu, nhãn áp cao hay thấp bất thường và có thể mất thị giác. Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật phổ biến là phẫu thuật Laser, phẫu thuật chọn lọc và cấy ghép ống thoát nước.
Phẫu thuật Laser

Dùng cho tăng nhãn áp góc mở. Đầu tiên sẽ gây tê cho bệnh nhân, sau đó sử dụng một chùm tia laser năng lượng cao để mở kênh thoát nước bị tắc và giúp thoát thủy dịch dễ dàng từ mắt. Phương pháp này sau khi sử dụng bệnh nhân sẽ giảm áp lực nội nhãn. Tuy nhiên sau một thời gian áp lực nội nhãn có thể bắt đầu tăng lên.
Phẫu thuật chọn lọc
Nếu phẫu thuật laser không hiệu quả sẽ cần một quy trình lọc, thường là dưới hình thức một trabeculectomy.
Cấy ghép ông thoát nước
Cách này sẽ được sử dụng cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp thứ phát hoặc ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một ống silicone nhỏ trong mắt để giúp thoát dịch nước. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần mang một miếng gạc che mắt trong 24 giờ. Và dụng thuốc nhỏ mắt trong vài tuần để ngăn ngừa nhiễm trùng và sẹo.
Tổng kết: chúng ta có thể thấy tăng nhãn áp rất nguy hiểm. Nó khiến mắt ta mất thị lực hoặc có thể mù vĩnh viễn. Vì vậy cần phòng ngừa ngay bằng cách uống dịch nước thường xuyên, thể dục an toàn, thư giãn mắt,…
Được đóng lại.