Loạn thị là bệnh gì? Và cách điều trị hiệu quả

Loạn thị là tình trạng rất phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu ra sao và dùng cách gì để điều trị hiệu quả? Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích nhất.

Loạn thị là bệnh gì?

Loạn thị là một trong số những tập khúc xạ thường gặp. Thường xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi qua mắt không thể hội tụ được tại võng mạc làm cho mắt bị mờ.

Ánh sáng sẽ được phản xạ từ vật được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể. Sau đó sẽ hội tụ trên võng mạc. Tại võng mạc các tế bào cảm thụ ở mắt sẽ chuyền tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu thần kinh. Và đưa tới não bộ thông qua hệ thống thị giác. Từ đó mà não bộ tạo ra hình ảnh từ những tín hiệu đó và ta nhìn thấy vật.

Loạn thị là bệnh gì?
Loạn thị là bệnh gì?

Ở người bình thường các tia sáng này khi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên ở người loạn thị thì những tia ảnh đó lại hội tụ thành nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc). Kết quả là làm cho tín hiệu ánh sáng bị thay đổi, ảnh hưởng tới hình ảnh tạo ra.

Nguyên nhân gây loạn thị

Loạn thị sẽ gây ra bởi một số nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do sự bất thường về hình dạng của giác mạc. Giác mạc người bình thường sẽ có dạng hình chỏm cầu với một độ cong hoàn hảo. Còn đối với người bị loạn thị thì võng mạc bị biến dạng làm mất đi độ cong hoàn hảo đó. Nguyên nhân gây biến dạng võng mạc cụ thể như:

  • Do di truyền từ người gia đình có tiền sử bị loạn thị hay các rối loạn về mắt khác. Đặc biệt là người có cả bố và mẹ bị loạn thì con sinh ra rất dễ bị loạn thị trẻ em, loạn thị bẩm sinh.
  • Tổn thương ở mắt như sẹo giác mạc.
  • Bị viễn thị hoặc cận thị nặng.
  • Có tiền sử phẫu mắt.
  • Độ tuổi cũng là một nguyên nhân bởi người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc loạn thị cao hơn người trẻ.

Triệu chứng bệnh

Một số triệu chứng điển hình có thể gặp như sau:

  • Mắt nhìn mờ, hình ảnh nhòe, mờ hay méo mó

    Mắt nhìn mờ, hình ảnh méo mó
    Mắt nhìn mờ, hình ảnh méo mó
  • Khó khăn khi nhìn ở bất kỳ khoảng cách nào
  • Tầm nhìn có thể nhân đôi, một vật thành 2 vật hay 3 bóng mờ.
  • Kèm theo đó là một số dấu hiệu đi kèm như: chảy nước mắt, nhức mỏi mắt, đau cổ, đau đầu, đau vai gáy,…

Điều trị loạn thị

Vậy thì từ những biểu hiện trên thì cách chữa loạn thị ra sao? Trường hợp bệnh nhẹ thì có thể không cần điều trị. Nhưng nếu trường hợp nặng hơn thì bạn cần điều trị ngay để tránh làm suy giảm thị lực và những biến chứng nghiêm trọng. Một số biện pháp cụ thể:

Đeo kính thuốc: Loạn thị có nên đeo kính không? Hầu hết các trường hợp bị loạn thị đều có thể điều chỉnh được bằng đeo kính thuốc. Việc có nên đeo kính hay không phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Phương pháp này khá đơn giản, không để lại biến chứng, hiệu quả cao. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và lựa chọn kính phù hợp.

Đeo kính thuốc
Đeo kính thuốc

Phẫu thuật: đây là phương pháp dùng cho trường hợp nặng hoặc đeo kính không hiệu quả. Phương pháo này sẽ sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Một số phương pháp phổ biến như: thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).

Cách phòng ngừa

Phòng ngừa luôn luôn sẽ tốt hơn là chữa bệnh. Vì vậy chúng ta nên phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:

  • Học tập và làm việc với điều kiện đủ ánh sáng. Nên dùng đèn có ánh sáng phù hợp với mắt.
  • Sau một ngày dài làm việc căng thẳng cần cho mắt nghỉ ngơi
  • Khi có một số dấu hiệu bệnh thì cần đi kiểm tra ngay để phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Tăng cường bổ sung vitamin cho mắt đặc biệt là vitamin A.

Được đóng lại.